Điện thoại : - 0938 358 868       

Email : luatsubuianhninh@gmail.com

Luật sư trong vụ án dân sự

Luật sư trong vụ án dân sự

Luật sư trong vụ án dân sự

Luật sư trong vụ án dân sự

Luật sư trong vụ án dân sự
Luật sư trong vụ án dân sự

Dịch vụ

Luật sư trong vụ án dân sự

LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT - HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - LUẬT TOÀN THÀNH

Bạn đang vướng mắc vụ việc liên quan đến tranh tranh chấp nhà đất, hợp đồng .!.

Bạn đang phân vân  không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này.!!.

Bạn đang cần tìm cho mình một luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm về nhà đất .!!!.

Bạn cần tìm luật sư kinh nghiệm về tranh chấp các loại hợp đồng, công nợ khó đòi.!!!!.

Hãy đến với luật Toàn Thành đội ngũ luật sư giàu nhiệt huyết sẽ đồng hành với bạn .

Công Ty Luật Toàn Thành với đội ngũ luật sư trên 20 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ luật sư trong lĩnh vực dân sự bao gồm:( tranh chấp nhà đất, tranh chấp các loại hợp đồng dân sư, kinh tế ... Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa Án Nhân Dân các cấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự hoặc tham gia với tư cách là người đại diện ủy quyền cho đương sư theo yêu cầu.

Căn cứ vào tình hình vụ việc mà chúng tôi tư vấn thực hiện dịch vụ pháp lý về cho quý khách hàng với giải pháp, phương án khác nhau nhằm đem lại kết quả công việc một cách hợp lý, hiệu quả nhất :

 - Tư vấn trực tiếp : Là trường hợp khách hàng trực tiếp đến văn phòng với vụ việc có tinh chất phức tạp cần trao đổi trực tiếp với luật sư nhằm tháo dỡ khó khăn về pháp lý ,cần có sự tư vấn tìm ra phương án, giải pháp giải quyết nhanh chóng hiểu quả.

 -Tư vấn qua điện thoại với luật sư trong trường hợp người yêu cầu tư vấn có sự trở ngại về vị trí địa lý ,không có thời gian điều kiện đến văn phòng luật sư nhưng có vướng mắc cần sớm được tư vấn giải quyết nhanh.

 - Tư vấn qua Email:khách hàng liên hệ hòm thư luatsubuianhninh@gmail.com khi khách hàng có khó khăn về vị trí điạ lý ,chưa đủ dử liệu tư vấn ,vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp ,nhiều tài liệu chứng cứ nhưng cần được tham khảo ý kiến tư vấn từ luật sư để chủ động hơn khi tham gia giải quyết vụ việc .

  vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự hồ sơ gồm:

- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

- Đối với cá nhân: Giấy CCCD, (bản sao có công chứng).

- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Giải quyết tranh chấp:
Trong trường hợp ngược lại, bạn bị người khác hoặc doanh nghiệp khác khởi kiện thì cũng không cần quá lo lắng. Việc thắng kiện của bạn không phụ thuộc vào việc bạn là người khởi kiện (nguyên đơn) hay là người bị kiện (bị đơn).hay là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
 
    Luật sư sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn phương án,giải pháp tối ưu nhất: Đàm phán, hòa giải hay chấp nhận tranh tụng. Việc thu thập, sử dụng hồ sơ, chứng cứ và lập luận để đàm phán, hòa giải hay bác bỏ những yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và đồng thời đưa ra yêu cầu phản tố, buộc nguyên đơn phải bồi thường, cấn trừ nghĩa vụ (nếu có) cho bạn là một trong những thế mạnh của chúng tôi trong việc giải quyết tranh chấp. 
Quyền và lợi ích hợp pháp của bạn sẽ được bảo vệ tốt nhất khi có Luật sư đồng hành trong việc giải quyết các tranh chấp về dân sự.

I.Tranh chấp dân sự
 
1. Tranh chấp hợp đồng dân sự;
 
2. Tranh chấp quyền sở hữu tài sản;
 
3. Tranh chấp nhà đất;

4. Tranh chấp thừa kế;
 
5. Tranh chấp hôn nhân gia đình, ly hôn

 
6. Tranh chấp lao động;
 
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;


8. Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ cho vay, cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ v.v...;

9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu văn bản công chứng vô hiệu;
 
10. Tranh chấp liên quan đến việc đấu giá tài sản, cưỡng chế thi hành án.
 
11. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
 
12. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
 
II. Yêu cầu dân sự
 
1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó;

3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích;

4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết;

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án;

8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;

9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;

10. Các yêu cầu khác về dân sự, 

III. Tranh chấp kinh doanh, thương mại
 
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
 
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại.

IV. Yêu cầu về kinh doanh, thương mại.

1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;

3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam;

4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài;

6. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại.

Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nhằm đảm bảo giải quyết những vụ việc dân sự, Bộ luật TTDS đã hoàn thành nội dung về trình tự giải quyết vụ việc từ lúc phát sinh đến khi kết thúc. Dưới đây là các bước hướng dẫn, giúp bạn đọc hình dung sơ bộ quá trình xử lý vụ án qua các giai đoạn khác nhau:

Bước 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

=> Chánh án tòa phân công Thẩm phán xem xét đơn (Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn)

=> Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán đước phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này  

Bước 2: Hòa giải vụ án

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.

+ Ra quyết định hòa giải thành  khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận

+ Trong trường hợp hòa giải không thành,Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

+ Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203)

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử

Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiếm sát viên.

 THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA SƠ THẨM

* Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237): Là thủ tục của Thư ký Tòa án gồm các công việc: phổ biến nội quy, xác định sự vắng mặt có mặt theo giấy giới thiệu, ổn định trật tự, yêu cầu mọi người đứng dâỵ khi HĐXX vào làm việc.

* Thủ tục bắt đầu phiên tòa: gồm các công việc sau:

-  Khai mạc phiên tòa (Điều 239)

+ Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;

+ Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch;

+ Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;

+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng;

*Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

– Hỏi tại phiên tòa: thứ tự hỏi tại phiên tòa (Điều 249)

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Những người tham gia tố tụng khác;

+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

- Thủ tục tranh luận tại phiên tòa (Điều 260): Đây là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.

- Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. (Điều 263

*Nghị án và tuyên án

-  Nghị án (Điều 264): Là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án. Có thể trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 265).

- Tuyên án (Điều 267): Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.Thủ tục giám đốc thẩm

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

      Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, kết luận trong bản án không phù hợp Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án.

    Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

=> Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự

=> Đương sự đươc quyền bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm (Điều 330), thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm điều 335.

=> Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

=> Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

=> Sau đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền:

+ Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa Điều 344.

+ Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm Điều 345.

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án Điều 346.

+ Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Điều 347

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.

Để được tư vấn và giải quyết vụ việc được nhanh chóng,hiệu qua nhất ,hảy liên hệ luật sư công ty luật Toàn Thành ,Chúng tôi sẽ đồng hành và có phương án giải quyết vấn đề tốt nhất cho bạn.

CÔNG TY LUẬT TOÀN THÀNH

Địa chỉ: 14/ 2 đường 42 Hiệp Bình Chánh, TĐ, TPHCM

GD  :  285/16 CMT8,P12, Quận 10 .TPHCM

GD: 39 Bàu Cát 8, Quận Tân Bình TPHCM

GĐ-Luật sư Bùi Anh Ninh

Điện thoại: 0938 358 868

Email:luatsubuianhninh@gmail.com

Bài viết liên quan

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Với đội luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh...

Khiếu nại, Khởi kiện vụ án hành chính

Khiếu nại, Khởi kiện vụ án hành chính

Trước thực trạng quan liêu, tham nhũng của...

Luật sư trong vụ án kinh tế

Luật sư trong vụ án kinh tế

Vụ án kinh tế là Các tranh chấp kinh tế...

Hôn nhân- gia đình

Hôn nhân- gia đình

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và thực...

Lao động -  Việc Làm

Lao động - Việc Làm

Trong quan hệ lao động, người lao động luôn...

Sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ

Trong xu thế toàn cầu hoá, sở hữu trí tuệ...

Di chúc - Thừa kế

Di chúc - Thừa kế

Khác với những tranh chấp khác, tranh chấp...

Dịch vụ công chứng nhà đất

Dịch vụ công chứng nhà đất

Chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ khách...

Dịch vụ làm Sổ đỏ (Sổ hồng)

Dịch vụ làm Sổ đỏ (Sổ hồng)

Bạn đang tìm hiểu về sổ đỏ hay cần sử...

Dịch vụ xin phép xây dựng -Hoàn công

Dịch vụ xin phép xây dựng -Hoàn công

Xin phép xây dựng là gì? Xin phép xây dựng...

0938 358 868
PHONE
SMS
MAP
zalo