Điện thoại : - 0938 358 868       

Email : luatsubuianhninh@gmail.com

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại
Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại


Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Bộ luật dân sự 2005 quy định các vấn đề về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, di sản dùng vào việc hương hỏa, di sản dùng để di tặng,.. như sau:

Nội dung đề nghị tư vấn:

Cho e hỏi trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, người này có để lại di chúc (1/3 cho vợ, 3con; 1/3 cho con trai dùng vào việc hương hỏa; 1/3 di tặng) và đã được chia di sản thừa kế xong rồi.

Sau đó 2 tháng thì chủ nợ đến và đưa tờ giấy nợ 150 triệu, có chữ kí của người đã mất (ng vợ có biết việc này) và đây là nợ riêng của người chết.

Trong trường hợp này thì việc trả nợ có được thực hiện không và nếu phải trả nợ thì phải trích từ phần di sản của người nào ạk?

Chân thành cảm ơn.

Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

Nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại

 
Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến vp luật sư Nam Trung, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào thông tin mà chị cung cấp thì trường hợp của chị là thừa kế theo di chúc, người đã mất để lại di chúc định đoạt di sản thừa kế cho vợ và con, một phần dùng để hương hỏa và một phần dùng để di tặng.

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật thì “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” (Khoản 1 Điều 637 BLDS 2005). Theo đó, những người được hưởng di sản theo di chúc sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại và họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này trong phạm vi di sản mà người chết để lại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác (thỏa thuận khác có thể là những người thừa kế đồng ý thanh toán hết khoản nợ của người đã khuất mặc dù khoản nợ đó vượt quá phạm vi di sản thừa kế….).

Do khi có người đến yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì di sản đã được chia nên “…mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”… khoản 3 Điều 637 BLDS 2005. Thỏa thuận khác ở đây có thể là có một hoặc một số người thừa kế nhận trách nhiệm trả nợ thay cho những người thừa kế khác,…

Thứ hai, về di sản dùng vào việc thờ cúng, theo BLDS 2005.

Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
….
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
 
Theo đó, trừ trường hợp hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì di sản thờ cúng mới được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết.
 
Thứ ba, về di sản di tặng, “người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” khoản 2 Điều 671 BLDS 2005.
 
Tóm lại, trường hợp này việc tả nợ vẫn phải thực hiện. Nếu di sản thừa kế đủ để trả nợ thì những người thừa kế theo di chúc sẽ chịu trách nhiệm trả nợ trong phạm vi phần di sản được thừa kế (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Nếu di sản thừa kế không đủ để trả nợ thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản di tặng mới được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết./

Bài viết liên quan

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Tư vấn luật hôn nhân gia đình là việc nên...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ tư vấn ly hôn...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Bạn đang muốn ly hôn? Tuy nhiên bạn không...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Luật Toàn Thành là đơn vị Luật hàng đầu...

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Ly hôn là sự kiện pháp lý trong đời sống...

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành chuyên nhận dịch vụ tư...

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Toàn Thành Law chuyên nhận tư vấn pháp luật...

0938 358 868
PHONE
SMS
MAP
zalo