Điện thoại : - 0938 358 868       

Email : luatsubuianhninh@gmail.com

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Điều 245 Bộ luật hình sự quy định về tội gây rối trật tự công cộng:

 

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Cá dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi…ở nơi công cộng.

3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

tìm luật sư giỏi

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người. v.v…

Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Ví dụ: Hai tốp thanh niên đuổi đánh nhau trong đó có Trần Văn H; trong khi đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động đường phố thì Trần Văn H đã dùng dao nhọn mang theo đâm chết Bùi Văn T là một trong số thanh niên tham gia đánh nhau. Mặc dù Trần Văn H có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng từ việc gây rối mà H đã thực hiện hành vi giết người và tội giết người là tội phạm nặng hơn tội gây rối trật tự công cộng nên H chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người

Nói chung, để có thể gây rối trật tự công cộng thì phải có nhiều người, nhưng không phải bao giờ trong vụ án gây rối trật tự công cộng cũng có người tham gia mà có thể chỉ do một người thực hiện. Ví dụ: Vũ Văn T là đối tượng đã có người tiền án, tiền sự. Ngày 7-11-2005, T cùng bạn gái vào rạp xem phim; trong lúc đang chiếu phim thì T lấy thuốc lá ra hút, mọi người xung quanh yêu cầu T tắt thuốc lá nhưng T không những không nghe mà còn dở thói côn đồ, chửi bới, lăng mạ mọi người xung quanh, gây mất trật tự trong rạp, buổi chiếu phim phải dừng lại để ổn định trật tự, đèn trong rạp bật sáng, mọi người nhận ra T là tên lưu manh đã có nhiều tiền án, tiền sự; anh Phạm Văn H là người cùng phố với T đã đến khuyên T không nên có thái độ càn quấy ở trong rạp, nhưng T không nghe mà còn chửi anh H rất thậm tệ, rồi túm cổ áo anh H định đánh thì những người làm nhiệm vụ bảo vệ trong rạp kịp thời tới can ngăn và đưa T ra khỏi rạp. Do hành vi gây mất trật tự của T nên buổi chiếu phim bị giãn đoạn hơn 30 phút.

Thực tiễn xét xử cho thấy, đối với hành vi gây rối trật tự công cộng thường là hành vi khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như: giết người, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản… Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ hành vi phạm tội khác mà dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng như: tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép, đánh bạc, vi phạm các quy định về điều khiển phương giao thông đường bộ… Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rỗi trong các trường hợp này là người có liên quan đến hành vi phạm tội khác nhưng vì không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đó.

b. Hậu quả

Hậu quả của hành vi  gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và pơhi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.

Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Theo hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ ;

- Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

l- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

- Làm chết người hoặc gây thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ cho người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.

- Gây cho nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

- Gây cho người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở l

- Gây cho nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

- Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không

Khi xác định hậu quả của hành vi phạm tội cần chú ý: có thể trong vụ án gây rối trật tự công cộng thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản đã là hậu quả của hành vi phạm tội khác và người phạm tội khác đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác nhưng vẫn được tính là hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây rối để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi gây rối. Ví dụ: A, B, C và D vào quán của chị H uống bia hơi, trong khi uống bia A,B,C,D đã gây rối làm náo loạn quan bia, trong lúc gây rối, A đã lấy cốc và vỏ chai bia ném người khác làm hư hỏng tài sản của chị H trị giá 12 triệu đồng, còn C đã dùng dao đâm anh Q  làm anh Q bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Mặc dù trong vụ án này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác và C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích nhưng thiệt hại về sức khoẻ của anh Q và thiệt hại về tài sản của chị H đều được tính để xác định hậu quả nghiêm trọng về hành vi gây rối của B và D.

c. Các dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội gây rối cần nghiên cứu các quy định của Nhà nước về các quy tắc về trật tự ở nơi công cộng.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý.

B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt tiền; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù.

2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 245 Bộ luật hình sự

a. Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách.

- Dùng vũ khí khi thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là dùng các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và vũ khí thô sơ theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành theo Nghị định số 47/CP, ngày 12-8-1996 của Chính phủ) .

Vũ khí quân dụnglà các loại súng trường, súng ngắn, súng liên thanh; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng- an ninh.

Vũ khí thể thaolà các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.

- Có hành vi phá phách là trường hợp trong khi thực hiện hành vi gây rối, người phạm tội đã có hành vi đập phá tài sản nhưng thiệt hại về tài sản chưa đến mức cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Nếu hành vi phá phách gây thiệt hại về tài sản đã cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ngoài tội gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự, vì thiệt hại về tài sản do hành vi phá phách đã bị truy cứu về tội độc lập

b. Có tổ chức.

Cũng như đối với các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, phạm tội gây rối trật tự công cộng có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.

c. Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng.

- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu)

- Gây đình trệ hoạt động công cộng là trường hợp do hành vi gây rối mà hoạt động công cộng bị đình trệ như: phải tạm dừng buổi chiếu phim; phải tạm dừng trận thi đấu bóng đá, bóng chuyền hoặc các môn thể thao khác; phải tạm dừng cuộc họp Hội đồng nhân dân.v.v… không phân biệt thời gian bị đình trệ dài hay ngắn.

d. Xúi giục người khác gây rối.

Xúi dục người khác gây rối là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi gây rối. Tuy nhiên, hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi gây rối nhưng không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức với vai trò là người xúi dục trong vụ án đồng phạm. Tuy nhiên khi xác định hành vi xúi dục người khác gây rối cần phải chú ý:

Nếu việc xúi dục không liên quan trực triếp đến hành vi gây rối của Toà án cấp phúc thẩm thì không phải là người xúi dục người khác gây rối. Ví dụ: Bùi Thế H đi đón con ở trường về thấy hai tốp thanh niên đang đuổi đánh nhau trên đường Cát Linh, H liền hô: đánh bỏ mẹ nó đi ! nói xong, H chở con về nhà. Sau đó hai tốp thành niên vẫn đuổi đánh nhau làm náo động đường phố, ách tắc giao thông. Hành vi của H tuy có vẻ xúi dục người khác gây rối, nhưng không phải vì câu nói đó mà làm cho hai tốp thành niện mới có hành vi gây rối, không có câu nói này của H thì hai tốp thanh niên dã đuỏi đánh nhau rồi, dù H có hô hay không hô câu "đánh bỏ mẹ nó đi" thì cũng không làm thay đổi ý định tội phạm của só thanh niên này, nên không thể coi H là người xúi dục gây rối được.

đ. Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.

Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là trường hợp trong khi thực hiện hành vi gây rối, có người can ngăn hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi gây rối nhưng người có hành vi gây rối chẳng những không nghe mà còn có hành vi hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.

Khi xác định tình tiết này cần chú ý: nếu người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là người đang thi hành công vụ, có nhiệm vụ bảo vệ trật tự nơi công cộng mà người phạm tội có hành vi hành hung đối với người này thì thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ ; nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người thi hành công vụ thì thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.

e. Tái phạm nguy hiểm.

Là trường hợp người phạm tội bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, hoặc tái phạm, chưa được xoá án mà lại phạm tội do cố ý. Như vậy, đối với tội gây rối trật tự công cộng người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là người đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội gây rối trật tự công cộng, vì đối với tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới hai năm tù hoặc được chuyển sang hình phạt tiền; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.

 

Bài viết liên quan

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Tư vấn luật hôn nhân gia đình là việc nên...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ tư vấn ly hôn...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Bạn đang muốn ly hôn? Tuy nhiên bạn không...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Luật Toàn Thành là đơn vị Luật hàng đầu...

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Ly hôn là sự kiện pháp lý trong đời sống...

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành chuyên nhận dịch vụ tư...

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Toàn Thành Law chuyên nhận tư vấn pháp luật...

0938 358 868
PHONE
SMS
MAP
zalo