Điện thoại : - 0938 358 868       

Email : luatsubuianhninh@gmail.com

TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN
TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN

Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn là hành vi của người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

 

Theo quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự, người phạm tội này thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm

 

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

 

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật về phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện giao thông đường bộ là người có chức vụ, quyền hạn và có chức vụ, quyền hạn nên có quyền điều động phương tiện giao thông đường bộ hoặc tuy không có chức vụ, quyền hạn nhưng do tính chất nghề nghiệp nên có trách nhiệm trong việc điều động phương tiện giao thông đường bộ như: Giám đốc xí nghiệp vận tải, Giám đốc xí nghiệp xe khách, Chủ các doanh nghiệp vận tải, Chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải v.v...

Người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ là người theo pháp luật họ có trách nhiệm về kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện giao thông đường bộ như: Cán bộ, nhân viên kiểm định kỹ thuật phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

 

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, nhưng chủ yếu là phương tiện giao thông cơ giới đương bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

Người phạm tội này, có thể thực hiện một trong hai hành vi sau, tuỳ thuộc vào trách nhiệm của họ về phương tiện giao thông:

Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện giao thông đường bộ thì hành vi khách quan của họ là hành vi điều động phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn. Ví dụ: Xe không bảo đảm an toàn, lốp xe sắp vỡ, phanh (thắng) không ăn, nhưng vì muốn vận chuyển hàng cho kịp thời gian, nên Giám đốc xí nghiệp vận tải vẫn điều động lái xe chở hàng. Trên đường vận chuyển hàng thì bị tai nạn làm chết người và hư hỏng tài sản.

Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, thì hành vi khách quan của họ là chứng nhận không đúng về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường bộ. Ví dụ: Bùi Văn T là cán bộ đăng kiểm biết rõ xe của Đào Xuân L không bảo đảm an toàn, nhưng vẫn chứng nhận là xe bảo đảm các thông số kỹ thuật và cho phép lưu hành. Khi Bùi Xuân L gây tai nạn mới phát hiện xe của L không bảo đảm an toàn nên mới gây ra tai nạn.

b. Hậu quả

Cũng như đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.

c. Các dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi khách quan, đối với tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không bảo đảm an toàn, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: Tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường bộ như: các thiệt bị, độ an toàn về kỹ thuật, các thông số kỹ thuật theo quy định của các phương tiện...

Các dấu hiệu khách quan này một số được quy định tại Luật giao thông đường bộ, một số được quy định tại các văn bản khác về các thông số kỹ thuật do các cơ quan chuyên môn ban hành.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Cũng như đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người thực hiện hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không bảo đảm an toàn là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).

Mặc dù điều văn của điều luật quy định “cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật” nhưng không vì thế mà cho rằng người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý. Khi người phạm tội cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, họ biết rõ là không bảo đảm an toàn kỹ thuật, nhưng vẫn cho phép là cố ý về hành vi nhưng họ tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể khắc phục được, nên lỗi của người phạm tội vẫn là lỗi vô ý.

B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

1. Phạm tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn không có các tình tiết định khung hình phạt

Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 204 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn, người phạm tội có thể bị phạt phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 204 Bộ luật hình sự, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.

2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự

Khoản 2 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt đó là: “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Đây cũng là một trong nhiều trường hợp nhà làm luật quy định hai trường hợp phạm tội có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng lại có cùng một khung hình phạt. Về kỹ thuật lập pháp, việc quy định như vậy rõ ràng là không khoa học. Nếu cần phân biệt hai trường hợp phạm tội khác nhau, thì nên ở hai khung hình phạt khác nhau, còn nếu không cần phân biệt thì chỉ cần quy định “ Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là đủ, còn nếu thực tế xảy ra trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì cũng chỉ áp dụng khoản 2 của điều luật. Do nhà làm luật đã quy định hai tình tiết trong cùng một khung hình phạt nên việc phân biệt cũng có ý nghĩa nhất định trong việc cá thể hoá hình phạt. người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng. 

3. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

So với Điều 218 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm này thì khoản 3 Điều 204 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn vì mức thấp nhất của hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm ( Điều 218 là từ hai năm), nên đối với hành vi phạm tội xẩy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xét xử thì Toà án áp dụng khoản 3 Điều 204 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

 

Bài viết liên quan

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Tư vấn luật hôn nhân gia đình là việc nên...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ tư vấn ly hôn...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Bạn đang muốn ly hôn? Tuy nhiên bạn không...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Luật Toàn Thành là đơn vị Luật hàng đầu...

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Ly hôn là sự kiện pháp lý trong đời sống...

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành chuyên nhận dịch vụ tư...

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Toàn Thành Law chuyên nhận tư vấn pháp luật...

0938 358 868
PHONE
SMS
MAP
zalo