Điện thoại : - 0938 358 868       

Email : luatsubuianhninh@gmail.com

TỘI BUÔN LẬU

TỘI BUÔN LẬU

TỘI BUÔN LẬU

TỘI BUÔN LẬU

TỘI BUÔN LẬU
TỘI BUÔN LẬU

TỘI BUÔN LẬU

BÌNH LUẬN VỀ TỘI BUÔN LẬU THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2017

Buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm qua biên giới Việt Nam. Vậy pháp luật hình sự năm 2018 quy định như thế nào vệ tội buôn lâu? Bài viết sau sẽ cung cấp cho quý khách hàng một số kiến thức cơ bản về loại tội này

Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:

“1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này […]”. 

Bình luận về Tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Bình luận về tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự 2015

1. Yếu tố cấu thành

Tội buôn lậu đã được quy định rất rõ ràng và cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cấu thành cơ bản của tội này gồm bốn mặt sau:

–  Mặt khách quan

+ Về hành vi. Có hành vi buôn bán trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài các đối tượng sau đây: Hàng hoá; Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ (như USD, Yên…); Kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…); Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá; Hàng cấm (bị Nhà nước cấm lưu thông).

Việc buôn bán trái phép được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan (ví dụ: Giấy phép nhập khẩu là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế lại mua bán máy móc sử dụng cho tiêu dùng như tủ lạnh, xe gắn máy, ti vi…)

Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng (khai ít hơn số lượng thực nhập) hoặc nhập vượt quá mức mà giấy phép xuất, nhập khẩu cho phép thì cũng bị coi là buôn lậu nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm đối với phần chưa khai hoặc xuất nhập khẩu vượt mức cho phép.

Thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác..), giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trôn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm đưa hàng, tiền qua biên giới một cách trái phép vào Việt Nam. Tuy nhiên nếu là đưa hàng, tiền từ Việt Nam ra nước ngoài (theo chúng tôi) thì không nhất thiết tính từ thời điểm qua biên giới Việt Nam. (Chẳng hạn hàng hoá được tập kết gần biên giới chuẩn bị đưa trái phép qua biên giới thì bị phát hiện).

+ Về giá trị hàng phạm pháp làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý phải có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

Trường hợp dưới một trăm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi sau: vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buốn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giông cây trồng, kinh doanh trái phép; đầu cơ; trôn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều sau đây của Bộ luật Hình sự: Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh …

Đồng thời cho đến thời điểm có hành vi buôn lậu bị phát hiện thì vẫn chưa được xoá án tích đối với việc phạm các tội nêu trên mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu và không phải thuộc các trường hợp quy định tại các điều sau đây: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý …

Đối với hàng cấm thì phải có số lượng lớn (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu và một trong các hành vi quy định tại các điều trên hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các điều như nêu cụ thể ở trên.

Đối với vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì điều luật không quy định cụ thể mức tối thiểu giá trị vật phạm pháp, vì những vật phẩm loại này chứa đựng những giá trị tinh thần (vô giá) mà không thể tính được bằng tiền.

–  Khách thể: Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

–  Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể: Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Hình phạt

Theo điều luật quy định thì mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

– Khung 1 (khoản 1): Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Khung 2 (khoản 2): Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…

– Khung 3 (khoản 3): Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi: Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Khung 4 (khoản 4): Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên…

Ngoài ra, Bộ luật hình sự cũng bổ sung thêm hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Để được các Luật sư của chúng tôi tư vấn các vấn đề liên quan đến tội danh Tội buôn lậu như: Hành vi nào cấu thành tội buôn lậu, khung hình phạt…vv, khách hàng có thể kết nối với Luật sư của chúng tôi để trợ giúp về mặt pháp lý.

Bài viết liên quan

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Tư vấn luật hôn nhân gia đình là việc nên...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ tư vấn ly hôn...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Bạn đang muốn ly hôn? Tuy nhiên bạn không...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Luật Toàn Thành là đơn vị Luật hàng đầu...

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Ly hôn là sự kiện pháp lý trong đời sống...

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành chuyên nhận dịch vụ tư...

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Toàn Thành Law chuyên nhận tư vấn pháp luật...

0938 358 868
PHONE
SMS
MAP
zalo