Điện thoại : - 0938 358 868       

Email : luatsubuianhninh@gmail.com

Tranh Chấp Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Giải Quyết Như Thế Nào?

Tranh Chấp Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Giải Quyết Như Thế Nào?

Tranh Chấp Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Giải Quyết Như Thế Nào?

Tranh Chấp Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Giải Quyết Như Thế Nào?

Tranh Chấp Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Giải Quyết Như Thế Nào?
Tranh Chấp Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Giải Quyết Như Thế Nào?

Tranh Chấp Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn Giải Quyết Như Thế Nào?

Cấp dưỡng là việc một cá nhân có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. Một người có thể cấp dưỡng cho nhiều người và nhiều người có thể cấp dưỡng cho một người hoặc nhiều người.

Dưới đây Công ty Luật Toàn Thành chúng tôi xin tư vấn cho quý khách những quy định về cấp dưỡng theo pháp luật hiện hành:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CẤP DƯỠNG: 

1. Về nghĩa vụ cấp dưỡng:

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ thuộc về thân nhân. Đây là nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

– Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

– Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

– Trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì

+ Anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

+ Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

(Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2014).

– Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

(Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

-Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

(Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

– Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình (Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).


2. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng

Về mức cấp dưỡng:

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Về phương thức cấp dưỡng:

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện một lần họăc định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

  • Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người:

Người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 108 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

  • Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người:

những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 109 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

3. Về án phí cấp dưỡng

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về cấp dưỡng thì đa phần là các tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con. Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con có thể yêu cầu trong cùng vụ án giải quyết về ly hôn hoặc sau khi Tòa án đã giải quyết vụ án ly hôn.

Theo quy định người yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng không phải nộp tiền tạm ứng án phí nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì phải chịu án phí. Người yêu cầu cấp dưỡng cho con không phải chịu án phí.

Theo khoản 6 Điều 27 của Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiquy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì:

“6. Đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
c) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
d) Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
đ) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định, kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.”

4. Về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 119 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:

  • Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:

– Điều 54 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”

– Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” như sau:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

5. Về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thân nhân sẽ chấm dứt trong các trường hợp được quy định tại Điều 118 Luât Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Các trường hợp cụ thể như sau:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc Giải quyết tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn. Mọi chi tiết thắc mắc cần giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp sau ly hôn, xin quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Toàn Thành qua hotline 0938 358 868 để được hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân gia đình tận tình.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn 2021: Cần những giấy tờ nào? Và nộp ở đâu?

CÔNG TY LUẬT TOÀN THÀNH

Địa chỉ: 14/2 Đường 42, KP8, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức

Trưởng VP: Bùi Anh Ninh

Điện Thoại: 0938 358 868

Email: luatsubuianhninh@gmail.com

Website: toanthanhlaw.com

Bài viết liên quan

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Tư vấn luật hôn nhân gia đình là việc nên...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ tư vấn ly hôn...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Bạn đang muốn ly hôn? Tuy nhiên bạn không...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Luật Toàn Thành là đơn vị Luật hàng đầu...

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Ly hôn là sự kiện pháp lý trong đời sống...

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành chuyên nhận dịch vụ tư...

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Toàn Thành Law chuyên nhận tư vấn pháp luật...

0938 358 868
PHONE
SMS
MAP
zalo