Điện thoại : - 0938 358 868       

Email : luatsubuianhninh@gmail.com

Những điều cần biết về thủ tục ly hôn năm 2021

Những điều cần biết về thủ tục ly hôn năm 2021

Những điều cần biết về thủ tục ly hôn năm 2021

Những điều cần biết về thủ tục ly hôn năm 2021

Những điều cần biết về thủ tục ly hôn năm 2021
Những điều cần biết về thủ tục ly hôn năm 2021

Những điều cần biết về thủ tục ly hôn năm 2021

1. Thời gian và quy trình ly hôn

1.1. Thời gian ly hôn nhanh nhất là bao lâu?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình kéo dài khoảng 02 - 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết sẽ kéo dài hơn, có thể từ 04 - 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn.

Ly hôn và quy trình ly hôn được giải quyết như thế nào?

Ly hôn và quy trình ly hôn được giải quyết như thế nào?

Xem thêm: Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

1.2. Quy trình ly hôn

 
- Đối với ly hôn đơn phương: Quy trình sẽ được thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Vợ hoặc chồng - người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Hòa giải: Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3:  Mở phiên tòa sơ thẩm: Sau khi xét xử, Tòa án sẽ đưa ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

- Đối với ly hôn thuận tình: Ly hôn thuận tình sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thụ lý đơn: Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình và căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Từ đó đưa ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.
Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn: Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn 2021: Cần những giấy tờ nào? Và nộp ở đâu?

2. Phân chia tài sản sau khi ly hôn thế nào?


Về nguyên tắc, ly hôn là sự thỏa thuận của hai vợ chồng đôi bên. Về tài sản sau khi ly hôn cũng tương tự như vậy. Nếu hai bên đạt được thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận về tài sản của hai người.
Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, Tòa sẽ giải quyết theo hướng chia đôi nhưng có căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Quy định về chia tài sản khi ly hôn cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.


3. Vấn đề giành quyền nuôi con sau ly hôn


Khi ly hôn ngoài vấn đề phân chia tài sản còn có vấn đề giành quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn.
Ở điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ngược lại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Khi đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như: điều kiện kinh tế, tinh thần…
Lưu ý là, khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Ngoài ra, người nào không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Giành quyền nuôi con khi làm thủ tục ly hôn 2021: có phải bài toán khó?

 Giành quyền nuôi con khi làm thủ tục ly hôn 2021: có phải bài toán khó?
 

Xem thêm: Tư vấn tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con 

4. Giải quyết nợ chung khi ly hôn


Hai hình thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình thì những vấn đề cần giải quyết của hai hình thức này cũng khác nhau. Khi các cặp vợ, chồng muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân thường cũng muốn giải quyết vấn đề tài sản chung, con chung và một phần không thể thiếu là nợ chung.
Theo đó, khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Do đó, nợ chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì nếu chưa được Tòa án quyết định hoặc công nhận trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì vẫn có hiệu lực dù hai vợ, chồng đã ly hôn. Và chỉ có trường hợp duy nhất, sau khi ly hôn hai vợ chồng không phải trả nợ đó là khi vợ, chồng và người thứ ba (người cho vay) có thỏa thuận khác.
 

5. Nộp án phí khi ly hôn


Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:
- Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;
- Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.
 
Trên đây là những tổng hợp thông tin về thủ tục ly hôn 2021. Toàn bộ thông tin liên quan đến Ly hôn và Thủ tục ly hôn được Luật Toàn Thành tập hợp tại đây. Nếu có nhu cầu về dịch vụ ly hôn nhanh, bạn đọc có thể liên hệ Hotline 0938 358 868 .

Công ty chúng tôi tiếp nhận dịch vụ tư vấn ly hôn Hiệp Bình Chánh, dịch vụ tư vấn ly hôn Thủ Đức và các tỉnh thành lân cận.

CÔNG TY LUẬT TOÀN THÀNH

Địa chỉ: 14/2 Đường 42, KP8, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức

Trưởng VP: Bùi Anh Ninh

Điện Thoại: 0938 358 868

Email: luatsubuianhninh@gmail.com

Website: toanthanhlaw.com

Bài viết liên quan

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Các quan hệ dân sự, thương mại, lao động,...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận Thủ Đức

Tư vấn luật hôn nhân gia đình là việc nên...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 9

Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ tư vấn ly hôn...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh Quận 12

Bạn đang muốn ly hôn? Tuy nhiên bạn không...

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh TP Thủ Đức

Luật Toàn Thành là đơn vị Luật hàng đầu...

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Văn phòng Luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn TP Thủ Đức

Ly hôn là sự kiện pháp lý trong đời sống...

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành - văn phòng tư vấn ly hôn Thủ Đức

Luật Toàn Thành chuyên nhận dịch vụ tư...

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình TP Thủ Đức

Toàn Thành Law chuyên nhận tư vấn pháp luật...

0938 358 868
PHONE
SMS
MAP
zalo